Bệnh chắp mi mắt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất


Các triệu chứng thường gặp của bệnh chắp mi mắt là sưng phù nhẹ, xuất hiện các u nổi cộm lên từ bên trong nhưng lại không gây ra cảm giác đau. Bệnh có thể tự khỏi hẳn chỉ trong vòng 2-4 tuần. Tuy nhiên, nếu các nốt sưng bị nhiễm trùng và bạn chủ quan không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với mắt.

Bệnh chắp mắt là gì?

Khi mắc bệnh chắp mi mắt, mí mắt trên hoặc mí mắt dưới của bạn sẽ xuất hiện mụn nhọt hoặc cục sưng cứng. Khi mới hình thành, các mụn nhọt sẽ có kích thước nhỏ, có màu đỏ và khá mềm. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày sau, chúng trở nên cứng và đỏ màu hơn nhưng đặc biệt là không gây đau ở mắt.

Bệnh chắp mi mắt tiến triển rất nhanh nếu không chăm sóc đúng cách
Bệnh chắp mi mắt tiến triển rất nhanh nếu không chăm sóc đúng cách

Bệnh chắp mi mắt có 2 dạng chính:  chắp mi mắt bên trong và chắp mi mắt bên ngoài. Khá khó để nhận biết bệnh chắp mi mắt bên trong bởi vì các mụn nhọt, cục sưng nằm ở phía trong mi mắt. Chắp mi mắt bên ngoài dễ thấy hơn bởi các nốt sưng đỏ, mụn nhọt nằm ở ngoài mi mắt và có kích thường lớn hơn.

Bệnh chắp mi mắt là bệnh khá lành tính và không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi trong vòng 2 – 4 tuần mà không cần phải sử dụng thuốc. Thế nhưng, để đảm bảo cho mắt cũng như sức khỏe của mình, khi nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh thì bạn cần đi khám ngay để tránh trường hợp bị suy giảm thị lực.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chắp mắt

Ngoài triệu chứng đặc trưng là xuất hiện mụn nhọt, nốt sưng đỏ trên mí mắt thì bệnh chắp mi mắt còn có một số biểu hiện cụ thể như sau:

  • Nước mắt chảy nhiều hơn và bạn cũng khó kiểm soát được
  • Nhìn mờ hoặc thậm chí là mất thị lực tạm thời
  • Khi nhìn ánh sáng mạnh, mắt có xu hướng nheo lại để tránh cảm giác khó chịu
  • Cộm mắt nhưng không đau, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác khó chịu, hơi ngứa
  • Vùng da bị mắc bệnh sẽ chuyển qua màu đỏ hoặc xám
Chắp mi mắt gây nhiều cản trở cho người bị mắc phải
Chắp mi mắt gây nhiều cản trở cho người bị mắc phải

Thường bệnh chắp mi mắt xảy ra ở mí mắt trên và những người trong độ tuổi từ 30-50 có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chắp mắt

Bệnh chắp mi mắt xảy ra khi tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn khiến chất nhờn được tiết ra sẽ bị ứ đọng trong mí mắt và gây sưng. Dần dần, những chỗ sưng này sẽ hình thành nên các nốt u nhỏ, mềm nhưng không gây đau. Sau đó, các u này dần trở nên cứng hơn và sẽ tồn tại khoảng 2-4 tuần rồi tự biến mất.

Các đối tượng sau dễ mắc bệnh chắp mi mắt

  • Có tiền sử mắc bệnh chắp mi mắt hoặc chứng lẹo mắt
  • Đã từng hoặc đang bị viêm bờ mi mắt
  • Da mặt gặp một số bệnh lý nhẹ như mụn trứng cá hoặc viêm da tiết bã nhờn

Điều trị bệnh chắp mắt như thế nào?

Bệnh chắp mi mắt có thể tự khỏi trong vòng từ 2-4 tuần. Thế nhưng, ắt hẳn khi có cảm giác nổi cộm hoặc hơi ngứa ở mí mắt, bạn sẽ rất khó chịu và mong muốn nhanh chóng chữa khỏi bệnh này. Hãy thực hiện một số biện pháp sau đây để thúc đẩy quá trình tự lành bệnh chắp mi mắt nhé:

Chườm khăn

Bạn thấm khăn vào nước ấm rồi vắt khô nước, sau đó chườm lên mí mắt. Cách làm này giúp tuyến bã nhờn nở ra và giảm tình trạng tắc nghẽn, dịch nhờn ứa đọng cũng dễ dàng thoát ra bên ngoài hơn. Mỗi ngày, bạn nên chườm khăn ấm khoảng 3-5 lần, 10 phút/lần

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh mí mắt sạch sẽ mỗi ngày và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm

Luôn luôn đảm bảo da mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ

Hạn chế va chạm

Khi có cảm giác hơi nhức hoặc khó chịu, bạn không được gãi, ấn vào hoặc nặn

Đừng trang điểm mắt cũng như không đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh chắp mi mắt hoàn toàn khỏi hẳn

Tuân thủ quy định của bác sĩ

Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì chúng có nguy cơ khiến cho mắt của bạn bị nhiễm trùng nặng hơn nếu sử dụng không đúng cách.

Chắp mi mắt có thể xuất hiện cả mí trên và dưới
Chắp mi mắt có thể xuất hiện cả mí trên và dưới

Sau khoảng 2-4 tuần mà bệnh chắp mi mắt không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên về mắt để điều trị ngay. Các bác sĩ sẽ gây tê, sau đó rạch một đường ở mí mắt để dịch nhờn ứ đọng có thể thoát ra ngoài.

Sau điều trị, nếu xảy ra điều bất thường nào ở mắt trong bên trong cơ thể thì nên tìm gặp bác sĩ ngay để tìm hướng giải quyết kịp thời.

Bệnh chắp mắt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Như đã nói ở trên, bệnh chắp mi mắt khá lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp các cục u ở mí mắt bị nhiễm trùng, dẫn đến toàn bộ mí mắt cũng bị nhiễm trùng theo. Khi đó, mí mắt của bạn sẽ sưng to và đỏ màu hơn. Thậm chí là không thể mở mắt ra được kèm theo cảm giác đau dữ dội. Và hậu quả nghiêm trọng nhất chính là suy giảm thị lực hoặc mất thị lực.

Cách phòng tránh bệnh chắp mắt

Để ngăn ngừa bệnh chắp mi mắt thì việc cần làm đầu tiên chính là tập thói quen giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mắt cẩn thận bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước khi chạm lên da mặt hoặc mắt.
  • Nếu bạn sử dụng kính áp tròng thì trước và sau khi đeo nó, phải vệ sinh tay bằng dung dịch khử khuẩn. Khử trùng kính áp tròng bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Vệ sinh mắt thường xuyên để đảm bảo mắt luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm
Vệ sinh mắt thường xuyên để đảm bảo mắt luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt và mắt để loại bỏ hết bụi bẩn trước khi đi ngủ.
  • Khi các mỹ phẩm trang điểm mắt đã quá hạn sử dụng, đừng sử dụng chúng nữa. Bên cạnh đó, bạn không được dùng chung đồ trang điểm, khăn tắm, khăn lau mặt với người khác
  • Đeo kính mát mỗi khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời, khói bụi

Tóm lại. dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh chắp mi mắt cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực của bạn nếu không điều trị đúng cách. Do đó, Nhấn Mí Hàn Quốc hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về các cách phòng ngừa và giữ gìn cho đôi mắt của mình luôn luôn khỏe mạnh.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan